ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE - ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE

24 thg 3, 2013

CHUYỆN CÓ THẬT 100%



Share của chú Trịnh Khánh Tuấn




NHỮNG TRẬN ĐÁNH CỦA TIỂU ĐOÀN 11 NHẪY DÙ TỪ 1972 tới 30.4.1975.




TĐ11ND được thành lập vào năm 1966 và trực thuộc vào LĐ2ND. TĐ11ND đã tham dự nhiều trận đánh nhăm tiếp viện cho các TĐND bạn. Tháng 2 năm 1971, TĐ11ND đã tham gia chiến dịch Lam Sơn 719, nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh. Tháng 4 năm 1972, cùng với LĐ2ND, TĐ11ND tham chiến tại mặt trận Kontum (khu vực vùng Rocket Ridge)

Đến cuối tháng 6 năm 1972, TĐ11ND đóng quân tại Thừa Thiên, và đã tham dự vào cuộc tấn công qua bên bờ sông Mỹ Chánh. Tháng 8 năm 1973, LĐ1ND và LĐ3ND rời khỏi vùng 1 Chiến Thuật, chỉ còn có LĐ2ND tiếp tục đóng quân tại Thừa Thiên cùng với SĐTQLC. TĐ11ND cũng đã tham gia vào trận đánh đồi 1062. Trong suốt năm 1974, TĐ11ND đã tham dự nhiều trận đánh ở vùng Quảng Trị và đã ngăn chận được nhiều cuộc tấn công của cộng quân.

Tháng 3 năm 1975, cùng với LĐ2ND, TĐ11ND rút quân về lại vùng 2 Chiến Thuật và đã chiến đấu anh dũng tại mặt trận Phước Tuy cùng với các binh chủng bạn trong QLVNCH cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Lược ghi tình hình trận chiến tại Diên Sanh, Quảng Trị

Như đã trình bày, ngày 1 tháng 7/1972, các đơn vị Dù còn cách thị trấn Diên Sanh (quận lỵ quận Hải Lăng) khoảng 3 km. Để tiến vào Diên Sanh, Lữ đoàn 2 Dù phải triệt 2 trung đoàn Cộng quân đang bố trí trên một phòng tuyến có chiều ngang hơn 4 km. Để cản bước tiến của Nhảy Dù, Cộng quân đã pháo liên tục vào lộ trình tiến quân. Khi các đơn vị Dù dừng lại bố trí, thì súng cối của Cộng quân từ các vị trí ở tuyến sau bắn dồn dập, làm thành một hàng rào pháo chận phía trước. Đồng thời Cộng quân đã điều động 1 tiểu đoàn đặc công tổ chức các cụm chốt chận cách Diên Sanh khoảng 2 km về hướng Nam quận lỵ. Đến tối ngày 1 tháng 7/1972, một đơn vị của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã chiếm được một số công sự phòng ngự của địch.

Chiều ngày 3 tháng 7/1972, sau khi đánh bật Cộng quân ra khỏi khu vực ngoại ô Diên Sanh, quận lỵ quận Hải Lăng, Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù đã tung đợt tấn công quyết định vào trung tâm thị trấn quận lỵ này. 3 giờ 45 chiều ngày 3 tháng 7/1972, một đại đội Nhảy Dù đã tiến vào quận đường quận Hải Lăng, và làm lễ thượng kỳ Việt Nam Cộng Hòa, sau 63 ngày quận lỵ này lọt vào tay Cộng quân.

4 giờ chiều ngày 3/7/1972, các đại đội của Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù đã kiểm soát trọn khu vực Diên Sanh và vùng phụ cận. Sáng ngày 4 tháng 7/1972, toàn tiểu đoàn đến An Thái, chỉ còn cách trung tâm thị xã Quảng Trị khoảng 2 km. Ở hướng Tây, Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù do thiếu tá Lê Tiễu Đoàn Trưởng chỉ huy đã tiến đến gần La Vang. Nhiệm vụ của tiểu đoàn này là đánh bật Cộng quân ra khỏi khu vực giáo đường.

Trên lộ trình tiến vào La Vang, các đại đội Nhảy Dù phải vượt qua một cây cầu nhỏ, đó là cầu Trường Phước. Tại khu vực quanh cầu, Cộng quân không tổ chức các chốt chận nhưng đã tập trung pháo súng cối bên trên và xung quanh cầu để chận bắn chận các toán quân của Nhảy Dù vượt qua cầu này. Tiến quân thật nhanh dưới làn mưa pháo của Cộng quân ( CQ), các trung đội Nhảy Dù đã vượt qua cầu để tiến về hướng Tây Bắc. Một số anh em đã ngã xuống ngay trên cái cầu có tên là Trường Phước này.

Sau khi đã vượt qua những chướng ngại của đoạn đường chiến binh, cuối cùng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù đã tiến vào vòng đai La Vang. Trước khi tung quân tái chiếm mục tiêu này, Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, đã họp với Thiếu tá, tiểu đoàn phó, và ban chỉ huy tiểu đoàn để nghiên cứu kế hoạch tấn công. Chỉ tay trên bản đồ, Tiểu đoàn trưởng 11 nói với Tiểu đoàn phó 11:

- Toa thấy cái La Vang hữu này không "

- Thấy.
- Toa thấy cái La Vang chính này không "
- Thấy rồi...
- Toa dẫn hai đại đội chiếm La Vang Hữu xong, quẹo tay trái vây Vương Cung Thánh Đường, bọc từ hướng Tây Nam đánh cả hai mục tiêu.

* Đại đội 111 và 112: trận chiến ở trung tâm Giáo đường La Vang và nhà Ga Quảng Trị:

Tại vòng đai La Vang, Cộng quân đã chống trả quyết liệt các đợt tấn công của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, trận chiến diễn ra từ trưa cho đến tối. Tiểu đoàn từ hai mặt tấn công vào 1 tiểu đoàn Cộng quân cố thủ quanh La Vang. Địch đã dựa vào các công sự chống trả mạnh. Pháo của CQ cũng đã rót liên tục vào khu vực Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù đang bố trí. Trước nhà thờ, gần tượng đài Đức Mẹ, CQ bố trí 2 chiến xa T54. Binh sĩ của cánh quân do Tiểu đoàn phó 11 NVT chỉ huy đã dùng M 72 bắn cháy 2 chiến xa này, sau đó đột kích vào khu vực trung tâm triệt hạ các cụm cố thủ của Cộng quân quanh giáo đường. Sau 3 giờ kịch chiến, lực lượng Nhảy Dù đã đánh bật CQ ra khỏi Vương Cung Thánh Đường. Tối hôm đó, Cộng quân điều động chiến xa phản công nhưng đã bị đại đội 112 của đại đội trưởng “Hùng Móm” đẩy lùi, thêm 2 chiến xa T 54 của CQ bị bắn cháy, thành phần bộ binh tùng thiết phải rút lui sau khi để lại trận địa hơn 10 xác Cộng quân.

Ngày 4 tháng 7/1972, các đại đội Nhảy Dù bung rộng quanh khu vực La Vang để truy quét CQ. 1 giờ chiều cùng ngày, Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng 11, chỉ định 1 binh sĩ Nhảy Dù leo lên đỉnh giáo đường cắm quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa.

Sau khi đã "dọn sạch" CQ tại vùng La Vang, Tiểu đoàn 11 Nhày Dù tiến quân về hướng Đông để tái chiếm nhà ga Quảng Trị. Tiểu đoàn chia làm 2 cánh: cánh thứ nhất do chính Tiểu đoàn trưởng 11 chỉ huy với 3 đại đội 110, 113 và 114, cánh quân thứ hai do tiểu đoàn phó Thành chỉ huy với 2 đại đội 111 và đại đội 112 đánh kẹp nách dọc đường rầy chiếm nhà ga.

Trước giờ xuất phát, Thiếu tá Tiễu Đoàn Trưỡng 11 nói với Thiếu tá TĐP 11:

- Chọn "Hùng móm" Quảng Trị làm nỗ lực chính để "lên ga tiễn em đi" (tấn công vào ga đuổi Cộng quân đi).

Rồi sau đó, Tiểu đoàn trưởng 11 nói với Đại đội trưởng Hùng

- Mày đến ga, "tiễn em đi được" thì tao sau này sẽ mở sâm banh.

Đó là lời dặn của Mê Linh (danh hiệu truyền tin của Thiếu tá TĐT 11) với đại đội trưởng “Hùng móm”.

Trận tấn công của đại đội “Hùng móm” và “Tú Trinh” vào sân ga để "tiễn em đi" vô cùng gian khó. CQ đã tổ chức các cụm kháng cự kiên cố để cố thủ. Đoạn đường rầy không quá 500 thước mà suốt 5 ngày hai đại đội 111 và 112 vẫn chưa vượt qua được.
Tiễu đoàn 11 Dù không có tham dự trong trận chiếm lại cổ thành Quảng Trị. Đơn vị trực tiếp chiếm lại cổ thành là Tiễu đoàn 5 Dù gồm các ĐĐ 51, 52 và 53! Và người dựng lại lá cờ trên cổ thành là Hạ Sĩ Hồ Khang, một trong 8 cảm tử quân của Tiểu Đoàn 5 Dù. Chiến sỉ Hồ Khang sau khi cắm cờ xong đã bị trúng đạn pháo kích của cộng quân tử thương.
---------
1972 CS Bắc Việt muốn dùng Quảng Trị làm quà, để bước vào bàn Hội Nghị tại Paris. Nhưng kế hoạch của chúng bị thất bại, vì VNCH cương quyết chiếm lại Quảng Trị sau 81 ngày bị CS chiếm.
Sau 4 tháng 16 ngày (81 ngày đêm) chiếm giữ Cổ Thành và thị xã Quảng Trị, CS Bắc Việt đã bị đánh bật và tổn thất rất lớn. Riêng trung đoàn Triệu Hải (trung đoàn 27 CSBV) với hơn 1.500 quân cố thủ trong Cổ Thành đã bị thương vong gần như toàn bộ tại trận địa, chỉ còn chưa đến 1 tiểu đội khi rút ra ngoài.
Ngoài trung đoàn Triệu Hải bị xóa sổ, trung đoàn 48B thuộc sư đoàn 320B CSBV - đơn vị chiếm giữ trung tâm thị xã, cũng đã bị thiệt hại hơn 80% quân số. (CSBV có 2 sư đoàn cùng mang số 320, đó là sư đoàn 320 thuộc B-3 đã tham dự cuộc tổng tấn công vào Kontum trong tháng 5/1972, và sư đoàn 320 B thống thuộc quyền chỉ huy của bộ tư lệnh quân khu tại Trị Thiên). Trong một hồi ký phổ biến vào năm 1997, trung tướng Lê Tự Đồng, nguyên tư lệnh lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tại mặt trận tỉnh Quảng Trị, ghi nhận là các sư đoàn và trung đoàn tham chiến đã bị tổn thất hơn 50% quân số.

Về phía QLVNCH, tuy chiếm được thành cổ nhưng cũng thiệt hại nhiều. Kế hoạch chiếm thị xã trước ngày 13/7 để mặc cả tại Hội nghị Paris không thực hiện được mà còn phải mất gấp 5 lần thời gian định trước. Để chiếm lại thành cổ, chỉ riêng sư đoàn Thủy quân Lục chiến có 3.658 binh sĩ tử trận, chiếm 25% tổng quân số (tổng thương vong là hơn 5.000 chiếm 38% quân số), các đơn vị Dù cũng chịu thiệt hại nặng tương đương. Tổng quân số tử trận của các đơn vị lên tới 7.756 người, hàng ngàn lính khác bị thương.
Thiệt hại lớn của các đơn vị tinh nhuệ này khiến QLVNCH cũng không đủ sức để chiếm lại toàn bộ Quảng Trị. Cả ta và địch đều giữ thế giằng co cho đến khi hiệp định Paris được ký kết vào tháng 1 năm 1973.

1 nhận xét: